điện mặt trời có tiết kiệm điện không
Điện mặt trời hay pin năng lượng mặt trời đã không còn xa lạ với chúng ta, xử dụng ánh sáng mặt trời để tạo ra điện giúp tiết kiệm điện và mùa nóng và giảm chi phí hàng tháng cho gia đình bạn. Đó là những lời quảng cáo của các cty hay đơn vị chuyên lắp đặt và buôn bán pin mặt trời, vậy bạn sẽ tiết kiệm điện được không và được bao nhiêu tiền.
pin mặt trời, gía và công xuất
pin mặt trời là 1 tấm ( module) để tăng công xuất chúng ta thường ghép nhiều module với nhau để ra công suất lớn hơn. trước tiên chúng ta nói về giá.
giá của mỗi module thường cao từ 18.000 đến 20.000 đồng đây là dòng module pin mono (dòng hiệu suất cao)
với thông số công suất của 1 module :
Kích thước: 156.75 x 156.75 mm
Hiệu điện thế: 0.5V
Công suất tối đa: ~4.94W
Hiệu suất tối đa: ~20.2%
Để có 1 tấm pin năng lượng mặt trời công suất 1kw chúng ta phải bỏ ra khoảng 30 đến 32 triệu chi phí lắp đặt ban đầu vậy công suất đó đủ cho 1 gia đình dùng chưa?
chúng ta hãy nói đến các tải mà 1 gia đình dùng nhé:
- chiếu sáng khoảng 100W ( với thời gian chiếu sáng 1 ngày từ 4 đến 6 tiếng) vậy cả ngày sẽ là 600W nhưng không phải chúng ta bật tất cả các bóng vậy chúng ta tính tạm thời bật 50% các bóng vậy 1 ngày chúng ta tiêu thụ hết 300W chiếu sáng
- tivi công suất khoảng 120W 1 ngày chúng ta bật bình quân 2 tiếng vậy 1 ngày tivi tiêu thụ 240W
- tủ lạnh công suất chung bình từ 30W với 24 tiếng 1 ngày tiêu thụ 720W
- điều hoà 800W mỗi ngày bật 2 tiếng vậy = 1600W ( điều hoà inverter tiết kiệm được 30% còn 1120W)
- quạt khoảng 150W mỗi ngày bật 3 tiếng = 450W
- nồi cơm điện 1000W mỗi ngày nấu 2 lần mỗi lần 1 tiếng = 2000W
- máy giặt công suất 650W mỗi ngày giặt 1 lần với mỗi lần giặt 2 tiếng = 1300W
- ngoài ra còn 1 số thiết bị như bàn là, bình lọc nước, loa đài... chúng ta tính tạm 500W
vậy tổng 1 ngày chúng ta sẽ sử dụng 6630W tương đương 6,6KWbây giờ chúng ta tính xem 1 ngày hệ thống pin năng lượng mặt trời sản xuất được bao nhiêu điện nhé
thường 1 năm chúng ta có 6 tháng mùa hè vậy chúng ta tính tạm 30% là ngày mưa vậy chúng ta chỉ có 4 tháng nắng và 1 ngày nắng thì chúng ta thu được khoảng 8 tiếng vậy công suất trung bình 1 ngày của bộ pin là 2650W
với cách tính giá điện như hiện nay chúng ta sẽ có như sau
khi chưa lắp pin mặt trời
6,6 x 30 = 198KW
50kw đầu x 1,678đ = 83,900đ
50KW tiếp x 1,734đ = 86,700đ
98KW tiếp x 2,014đ = 197,237đ
tổng tiền phải trả là:
83,900 + 86,700 + 197,237 = 367,537 đ + 10% VAT = 404,290 đ
khi lắp pin mặt trời
(6,6 - 2,65) x 30 = 118,5 KW
18 KW cuối x 2,014 đ = 36,252 đ
tổng tiền phải trả là:
83,900 + 86,700 + 36,252 = 206,852 đ + 10% VAT = 227,537 đ
vậy tổng chúng ta giảm được số tiền là:
404,290 - 227,537 = 176,753 đ/ tháng
vậy chúng ta tính 1 năm chúng ta tiết kiệm được:
176,753 x 12 = 2,121,036 đ
như chúng ta tính ở trên thì với chi phí ban đầu khoảng 30 đến 32 triệu thì phải 15 năm sau chúng ta mới thu lại được vốn ban đầu bỏ ra để lắp đặt. chưa kể tới thiết bị hỏng hóc trong 15 năm hoạt động, đó là bộ chuyển đổi điện có tuổi thọ từ 2 tới 3 năm và bình tích điện cũng vậy. tính ra chúng ta sẽ mấy thêm khoảng 8 đến 10 năm nữa để hoàn vốn vậy tổng chúng ta phải mất 23 đến 25 năm để hoàn vốn.
với số tiền 32 triệu cho bộ pin thì chúng ta hãy đầu tư vào làm ăn để phát triển hơn rất nhiều so với lắp pin năng lượng mặt trời.
trên đây là những tính toán chi tiết để các bạn có thể hiểu cái đươc mất trước khi cân nhắc lắp pin mặt trời. với những thông số bên trên mình cũng không hoàn toàn nói pin mặt trời là ko hợp lý, nó sẽ hợp lý với những trường hợp vị trí địa lý thuận lợi ví dụ như miền nam không có mùa đông giúp thời gian phát điện kéo dài giúp tăng công suất nên giúp giảm tiền điện đi đáng kể.
chính những lý do trên mình khuyên các bạn trước khi lắp đặt nên tìm hiểu kỹ những điều kiện trước khi quyết định nhé.